Trong ngôn ngữ thường ngày, một kiểu dáng công nghiệp liên quan đến hình dáng và chức năng tổng thể của 1 sản phẩm. Một “ chiếc ghế bành” được coi là có một kiểu dáng công nghiệp tốt khi nó thoải mái khi ngồi lên và chúng ta thích kiểu dáng của nó. Trong kinh doanh, thiết kế một sản phẩm thường hàm ý phát triển đặc tính thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm, xem xét các vấn đề như khả năng tiếp thị sản phẩm, chi phí sản xuất hoặc sự thuận tiện cho vận chuyển, bảo quản.
Từ quan điểm luật sở hữu trí tuệ, một kiểu dáng công nghiệp chỉ nhắc đến khía cạnh thẩm mỹ và làm đẹp của sản phẩm. Nói một cách khác, chỉ là vẻ bề ngoài của một chiếc ghế bành. Mặc dù kiểu dáng của một sản phẩm có thể có những đặc tính chức năng hay kỹ thuật, kiểu dáng công nghiệp, như đã phân loại trong luật sỏ hữu trí tuệ, chỉ nhắc đến bản chất thẩm mỹ của một sản phẩm hoàn thiện, và phân biệt với khía cạnh chức năng, kỹ thuật.
Theo nguyên tắc chung, một kiểu dáng công nghiệp bao gồm :
– Đặc điểm 3 chiều như hình dáng của sản phẩm.
– 2 chiều như màu sắc, mẫu mã, trang trí của sản phẩm
– hoặc sự kết hợp một hay nhiều các đặc điểm như vậy.
1. Định nghĩa:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yêu tố này.
– Kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ: hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng tính độc đáo, vẻ đẹp, sự bắt mắt…
– Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện…thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập, có thể là toàn bộ sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm.
– Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư về vật chất và lao động trí tuệ, vì vậy được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo hộ quyền sở
Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến rất nhiều loại sản phẩm công nghiệp, thời trang và thủ công, từ các thiết bị y tế, kỹ thuật đến đồng hồ, trang sức và các hàgn xa xỉ khác, từ các thiết bị gia dụng đến xe hơi .
2. Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp phải khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai, dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn;
+ Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Người có hiểu biết trung bình là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
3. Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;
+ Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
Công ty tư vấn Việt Luật